Hiện nay, nhu cầu sử dụng, chi tiêu cho những nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày đang được cải thiện và nâng cao hơn rất nhiều. Vì thế mà xu hướng sử dụng thẻ tín dụng cũng theo đó mà tăng cao. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những cách tính lãi suất tín dụng phổ biến nhất hiện nay.
Khái niệm về lãi suất thẻ tín dụng
Lãi suất thẻ tín dụng là một khoản tiền mà những người sở hữu chiếc thẻ này sẽ phải chịu khi họ thực hiện các giao dịch rút tiền mặt hoặc tất toán không đúng hạn dư nợ thẻ tín dụng của tháng trước.
Đối với từng ngân hàng và từng thời kỳ khác nhau thì mức lãi suất này cũng được quy định khác nhau.
Cách tính lãi suất thẻ tín dụng
Trường hợp khách hàng rút tiền mặt
Trong một số các tình huống mà người sở hữu thẻ rút tiền mặt tại các cây ATM thì họ sẽ phải chịu một mức lãi suất tính trên khoản tiền đã được rút ra kể từ ngày chủ thẻ thực hiện giao dịch đó cho đến khi trả hết số nợ.
Trên thực tế thì thẻ tín dụng là một hình thức mà ngân hàng cho khách hàng vay tiền để phục vụ cho các nhu cầu trong thanh toán. Vì thế mà việc khách hàng rút tiền mặt sẽ không được ưu tiên đối với loại thẻ này.
Do đó, trong trường hợp bạn thực sự cần thiết hoặc gấp rút thì hãy nghĩ đến việc rút tiền. Vì nếu không, việc bạn đánh đổi chính là phải trả một khoản lãi cho đến khi khoản nợ này đáo hạn.
Cách tính lãi khi thực hiện thanh toán
Trong trường hợp này sẽ có hai tình huống. Đầu tiên là nếu như khách hàng đó đến ngày thanh toán và có khả năng thanh toán được toàn bộ số dư được in trên bản sao kê thì khách hàng đó sẽ không bị tính lãi trên toàn bộ các giao dịch trong kỳ sao kê của chủ thẻ.
Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán toàn bộ số dư sao kê mà họ chỉ có thể thực hiện những khoản thanh toán tối thiểu thì ngân hàng sẽ tính lãi đối với tất cả các giao dịch trong kỳ sao kê kể từ ngày giao dịch.
Cách tính lãi suất quá hạn và phạt trả chậm
Trong một số trường hợp, khách hàng có thể quên hoặc mất khả năng trả các khoản nợ đúng hạn thì chủ thẻ sẽ bị tính phí phạt chậm và lãi suất quá hạn. Cụ thể như sau:
Trong vòng 60 ngày tính từ ngày đầu tiên đến hạn thanh toán thì ngân hàng sẽ tính phạt chậm trả và lãi suất quá hạn dựa trên khoản thanh toán tối thiểu. Bên cạnh đó, đối với số dư nợ còn lại cũng bị đánh lãi suất trong hạn.
Sau thời gian 60 ngày kể trên, nếu khách hàng vẫn không đến thanh toán đủ những khoản thanh toán tối thiểu thì lúc này toàn bộ dư nợ chưa thanh toán được ghi nhận trên bản sao kê sẽ bị chịu mức lãi suất quá hạn và cộng thêm khoản phạt chậm trả.
Một số các lưu ý để tránh bị đánh lãi suất thẻ tín dụng
Từ những cách tính đã được đề cập phía trên thì bài viết cũng sẽ đưa ra cho các bạn lời khuyên về những lưu ý nên tránh để không bị đánh các mức lãi suất đáng tiếc.
Rút tiền mặt khi thực sự cần
Như đã nói ở mục trên, việc rút tiền mặt sẽ khiến cho chủ thẻ phải chịu lãi suất. Vì thế mà bạn không nên quá lạm dụng việc rút tiền mặt và bạn càng không nên có tâm lý rút được một lần thì sẽ rút nhiều lần tiếp theo.
Nếu bạn rút tiền càng nhiều lần thì phí rút tiền càng được cộng dồn nhiều lần và dẫn đến lãi suất phải trả càng được đẩy lên cao.
Có kế hoạch chi tiêu hợp lý
Trên thực tế thì thẻ tín dụng là một hình thức ngân hàng cho bạn vay tiền. Vì thế mà bạn sẽ phải tự mình cân đối chi tiêu sao cho hợp lý. Đồng thời, bạn cũng nên lập ra những kế hoạch trả nợ cụ thể và chi tiết. Càng quan trọng hơn nữa là không để cho bản thân “ngạt thở” trong chuỗi nợ và lãi nợ.
Bài viết đã chia sẻ cách tính lãi suất cho thẻ tính dụng cũng như những điều cần tránh khi sử dụng thẻ tín dụng. Hy vọng bài viết mang lại lợi ích cho người đọc