Giảm phát là gì? Giảm phát có tốt không?

Trong lĩnh vực kinh tế – tài chính có rất nhiều thuật ngữ khác nhau. Trong đó có không ít thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong đời sống, ví dụ như giảm phát. Vậy giảm phát là gì? Giảm phát có tốt cho kinh tế và đời sống xã hội không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Tìm hiểu giảm phát là gì

1. Giảm phát là gì?

Trái ngược với lạm phát là giảm phát. Vậy giảm phát là gì? Trong tiếng Anh, giảm phát được viết là deflation. Có thể hiểu một cách đơn giản, giảm phát hay deflation chính là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế liên tục giảm phát hay chính là lạm phát với giá trị âm.

Khi xuất hiện tình trạng giảm phát, các hàng hóa thay vì tăng giá thì giờ sẽ giảm giá xuống. Có nghĩa là, với cùng một số tiền, khi lạm phát bạn mua được ít hàng hóa hơn nhưng khi giảm phát thì có thể mua được nhiều hơn. Tuy nhiên, cần hiểu rõ deflation là gì và nó hoàn toàn khác với giảm lạm phát.

2. Tình trạng giảm phát ở Việt Nam

Trên thực tế, Việt Nam đã có hàng vài thập kỉ rơi vào tình trạng lạm phát, thậm chí là lạm phát nghiêm trọng. Và suốt những năm qua cho tới tận ngày nay, chính phủ vẫn đang cố gắng để kiềm chế lạm phát.

Vào những năm 2012, nước ta đã có dấu hiệu rơi vào giảm phát khi hàng loạt các doanh nghiệp phải dừng hoạt động, thậm chí là phá sản, tình trạng thất nghiệp gia tăng. Cụ thể, tính tới 30/04/2012, có tới 82.000 trong tổng số 600.000 doanh nghiệp giải thế và 16.000 doanh nghiệp xin dừng hoạt động.

3. Giảm phát có tốt không? Lợi hay hại tới nền kinh tế quốc gia?

Ngoài thắc mắc giảm phát là gì thì nhiều người còn băn khoăn liệu tình trạng giảm phát tốt hay xấu, mang tới tác hại hay lợi ích cho nền kinh tế đất nước. Nhìn chung, cả giảm phát và lạm phát đều có tác động tiêu cực và tích cực. Cụ thể, giảm phát có ảnh hưởng:

3.1. Tích cực

Tình trạng giảm phát được hình thành dựa trên công nghệ mới vì vậy khi nền kinh tế phát triển có thể giúp cho năng suất và sản lượng tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, tình trạng giảm phát còn mang tới một nền kinh tế thị trường cởi mở, thoải mái hơn và ngăn chặn được các hình thức độc quyền. Từ đó tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và tận dụng tối đa nguồn lực, mang tới một nguồn lợi lớn cho người tiêu dùng.

Giảm phát mang tới những ảnh hưởng tích cực

3.2. Tiêu cực

Tuy nhiên, giảm phát cũng gây ra những tác động tiêu cực tới kinh tế và đời sống người dân như:

  • Lãi suất: Khi tình trạng giảm phát xuất hiện thì lãi suất cho vay sẽ giảm theo. Điều này khiến cho sản lượng bị đình trệ và dần suy thoái nhưng lãi suất thực tăng lại khiến suy thoái mở rộng. Nếu suy thoái kéo dài, tình trạng giảm phát diễn ra liên tục có thể khiến các chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa
  • Giá trị lao động và giá trị đồng tiền, hàng hóa: Trong thời kỳ giảm phát giá cả các mặt hàng đi xuống và đồng tiền có giá trị hơn. Vì vậy, các nhà đầu tư thường có xu hướng giữ tiền lại và giảm bớt chi tiêu. Trong khi đó người lao động lại bị giảm lương. Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng giảm lợi nhuận, vỡ nợ, phá sản, người lao động thất nghiệp

Nhưng cũng có mặt tiêu cực như đẩy doanh nghiệp tới con đường phá sản

Như vậy là bạn đã biết giảm phát có tốt không rồi. Dù là tăng hay giảm phát đều sẽ có tính 2 mặt. Tuy nhiên, mặt tiêu cực thì khá nhiều.

4. Các chính sách ngăn chặn giảm phát

Để giảm tình trạng lạm phát chính phủ các quốc gia thường áp dụng các biện pháp sau:

  • Tăng cung tiền: Tức thu mua ngoại tệ hoặc in thêm nội tệ để làm giá trị đồng tiền giảm xuống, dòng chảy vốn tăng lên. Từ đó, xu hướng tích trữ tiền của người dân giảm
  • Giảm thuế: Nhằm giảm áp lực lên các doanh nghiệp
  • Điều chỉnh lãi suất: Kích thích dòng chảy nội tệ

Trên đây là giải đáp dành cho những ai đang quan tâm giảm phát là gì và giảm phát có tốt không. Có thể thấy, tình trạng giảm phát cũng có những mặt tích cực nhưng ngược lại cũng tồn tại tiêu cực. Vì vậy, chính phủ cần có biện pháp ngăn chặn, kiểm soát giảm phát phù hợp.