Có lẽ việc vay vốn ngân hàng chưa bao giờ là một điều xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, cho dù bạn đã, đang hay sẽ vay tiền tại ngân hàng thì bạn cũng nên tìm hiểu về các loại lãi suất mà ngân hàng đang áp dụng cho từng khoản vay.
Lãi suất vay ngân hàng là gì?
Trước hết, chúng ta cùng đi tìm hiểu khái quát về cụm từ có lẽ đã trở nên quá quen thuộc. Lãi suất ngân hàng được hiểu là tỷ lệ tính bằng phần trăm được biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa tiền vốn gửi vào hoặc cho vay với một khoản lãi trong thời kỳ nhất định.
Thông thường, không có quy định chung về biểu mức lãi suất đối với tất cả các ngân hàng. Việc lãi suất ngân hàng là bao nhiêu tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng. Chính phủ cũng chỉ có thể can thiệp để giữ cho mức lãi suất đó không biến động quá khoảng dao động cho phép.
Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng thường dịch chuyển trong khoảng từ 6% cho đến 22% cho một năm. Tuy nhiên thì trong lãi suất vay ngân hàng cũng có được chia làm nhiều kiểu lãi suất cho vay khác nhau, như là cho vay tín chấp và cho vay thế chấp.
Tham khảo: Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện? Có thể trốn nợ ngân hàng không?
Những loại lãi suất vay ngân hàng
Vay theo hình thức tín chấp
Vay tín chấp được hiểu là một hình thức vay không bắt buộc người đi vay cần có những tài sản đảm bảo hoặc cố định. Chính vì điều này mà lãi suất dành cho những khoản vay tín chấp thường cao hơn so với những khoản vay có tài sản thế chấp.
Khoản vay tín chấp có hạn mức lên đến 500 triệu đồng và thậm chí một số ngân hàng còn nới lỏng con số này lên mức 1 tỷ đồng. Đây quả thực là một ưu đãi không hề nhỏ đối với loại hình vay không cần tài sản đảm bảo.
Thông thường thì lãi suất ưu đãi vay tín chấp ngân hàng sẽ dao động trong khoảng từ 12% cho đến 15% cho một năm. Sau khi kết thúc thời gian ưu đãi thì mức lãi suất này sẽ rơi vào 15% cho đến 20% cho một năm.
Tham khảo: Tổng hợp các loại lãi suất hiện nay khi vay tiền
Hiện tại thì vay tín chấp được coi là một trong những hình thức vay phổ biến nhất hiện nay. Một cái tên phổ biến với loại hình vay này phải kể đến ngân hàng Techcombank.
Đây là ngân hàng áp dụng mức lãi suất từ 14% cho đến 18.7% cho một năm đối với hình thức vay tín chấp. Tuy nhiên thì số tiền mà khách hàng có thể vay được sẽ rơi vào khoảng gấp chục lần tiền lương một tháng hiện tại. Số tiền tối đa mà người đi vay có thể nhận được không được vượt quá 300 triệu đồng.
Ngoài ra thì cũng có thể kể đến một số cái tên khác như là ShinhanBank có hạn mức vay tiêu dùng tín chấp lên đến 500 triệu đồng với mức lãi suất ưu đãi là 12%/ năm.
Bên cạnh đó, ngân hàng VPBank cũng cho vay với hạn mức tối đa 500 triệu và đặt mức lãi suất vào khoảng 16% cho đến 21% một năm.
Vay theo hình thức thế chấp
Đây là một hình thức vay có yêu cầu khách hàng đưa ra các loại tài sản đảm bảo, thế chấp. Vì thế mà cũng không khó hiểu khi lãi suất áp dụng cho loại hình vay này sẽ thấp hơn so với hình thức vay theo kiểu tín chấp.
Hiện nay, trên thị trường vay thế chấp, mức lãi suất được áp dụng từ 10% cho đến 12% trong vòng một năm. Tuy nhiên, đây chỉ là mức lãi suất sau ưu đãi.
Các nhà băng thường mang tâm lý rất ưa chuộng kiểu hình vay có thế chấp, vì thế mà họ thường xuyên có những chương trình ưu đãi đặc biệt về lãi suất nên thường mức lãi suất sẽ giảm sâu, dao động chỉ còn 6% đến 8% cho một năm.
Cụ thể, tại một số ngân hàng lớn như là Vietinbank đang áp dụng mức lãi suất cho khoản vay này chỉ từ 7.8%/ năm và BIDV chỉ từ 7.5%/ năm.
Một ngân hàng khác như là Maritime Bank cũng đưa ra mức lãi suất ưu đãi dành cho khoản vay này dao động từ 7% cho đến 7.5%/ năm (tương tự với BIDV).
Tham khảo: Mách bạn một số cách tính lãi suất ngân hàng